Căn bệnh Minamata Bốn căn bệnh ô nhiễm chính của Nhật Bản

Trường hợp báo cáo đầu tiên về bệnh Minamata xuất hiện ở Minamata thuộc tỉnh Kumamoto vào năm 1956. Rất nhiều những người bệnh đầu tiên đã trở nên phát điên vì những triệu chứng của bệnh và trong một số trường hợp chết ngay trong vòng 1 tháng sau khi bị ảnh hưởng.[4] Sau một cuộc điều tra kĩ càng, căn bệnh Minamata đã được xác minh là do nhiễm độc kim loại nặng, đặc biệt là thuỷ ngân metyla (methylmercury), được truyền đến người bệnh khi ăn phải cá bị độc từ Vịnh Minamata.[5] Thuỷ ngân metyla trong cá bị độc đã tấn công hệ thần kinh trung ương của những người bị bệnh, gây ra nhiều triệu chứng khác nhau

Các triệu chứng của bệnh Minamata

·     Tê tay và chân

·     Không thể giữ thăng bằng

·     Chóng mặt, choáng váng

·     Ù tai

·     Thị lực đường hầm, chỉ nhìn thấy một khoảng hẹp

·     Điếc

·     Giảm khả năng giao tiếp (nói lắp)

Đa phần các bệnh nhân biểu hiện một vài triệu chứng kể trên chứ không phải là tất cả.

Tập đoàn Chisso

Nguyên nhân của sự ô nhiễm ở vịnh Minamata được  tìm thấy là do Tập đoàn Chisso đã đổ thuỷ ngân methyla xuống Minamata. Tập đoạn này đã chế tạo acetaldehyde để sản xuất axit aceticcinyl clorua; tuy nhiên, thuỷ ngân metyla là sản phẩm phụ của quá trình chế tạo các chất hoá học này. Thuỷ ngân metyla sau đó đã được đổ vào nguồn nước như là các chất thải hoá học. Sau khi bất ngờ nhận ra việc đổ thải này, Chisso đã không đưa ra quyết định ngường sản xuất và đổ thải nhưng chất hoá học này vào vịnh cho đến tận năm 1966. Ngày hôm nay, Chiso phải trả các khoản bồi thường cho tất cả các bệnh nhân mắc bệnh Minamata.

Kết quả của Minamata

Vào năm 1970, Luật kiểm soát ô nhiễm nước của Nhật Bản, quy định rằng tất cả các nhà máy đều bị quy định theo pháp luật về việc xử lý chất thải đối với những chất hoá học độc hại, đã được ban hành. Trong năm 1977, chính phủ Nhật Bản đã đứng ra làm sạch vịnh Minamata bằng việc hút hết 1.5 triệu mét khối Thuỷ ngân methyla đã bị quánh bùn ở đáy vịnh. Sau đó, vào năm 1997, sau khi tốn 40 năm thu dọn và 359 triệu đô la,[6] chủ tịch tỉnh Kumamoto đã cho rằng vịnh Minamata an toàn trở lại.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bốn căn bệnh ô nhiễm chính của Nhật Bản http://www.accessscience.com/studycenter.aspx?main... http://www.csa.com/discoveryguides/mercury/review5... http://www.nytimes.com/1997/07/30/world/japan-call... http://www.readcube.com/articles/10.1186/1476-069X... http://archive.unu.edu/unupress/unupbooks/uu35ie/u... http://www.env.go.jp/en/chemi/hs/minamata2002/inde... //dx.doi.org/10.1525%2Fsp.1998.45.1.03x0156z http://soshisha.org/english/10tishiki_e/10chishiki... http://www1.wlsh.tyc.edu.tw/~globalschoolnet/a6.ht... https://www.jstage.jst.go.jp/article/indhealth1963...